ROKR ZN50 là chiếc Moto đầu tiên chạy trên giao diện Motorola panorama với 3 màn hình Home, cho phép người dùng tự do tải, lôi kéo các widget linh hoạt. Máy sở hữu màn hình rộng 3,2 inch, 256 nghìn màu, tỷ lệ 16:9, độ phân giải 240 x 427 pixel. Mặt sau là camera 3 Megapixel hỗ trợ autofocus. ZN50 tích hợp định vị toàn cầu GPS, Bluetooth với A2DP cùng kết nối HSDPA.
Là chiếc di động chuyên chơi nhạc, ZN50 được trang bị công nghệ âm thanh SRS WOW HD, giắc cắm tai nghe 3,5 mm và các phím bấm, điều khiển đa phương tiện chuyên dụng.
" alt=""/>Motorola bất ngờ ra dế cảm ứng ROKR ZN50Theo Thủ tướng, xu hướng hợp tác toàn cầu và học tập xuyên quốc gia với cơ hội tiếp cận giáo dục đại học được mở rộng. Hợp tác giữa các trường đại học trên toàn thế giới được đẩy mạnh, tạo ra môi trường học tập đa văn hóa và cung cấp cơ hội nhiều hơn cho sinh viên tham gia vào học tập và nghiên cứu ở môi trường khác nhau.
Với Việt Nam, Thủ tướng nêu quan điểm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã công nhận, đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Giáo dục đại học Việt Nam đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tạo ra ngày càng nhiều cơ hội cho sinh viên, giảng viên tiếp cận với kiến thức và trải nghiệm quốc tế; đồng thời, tăng cường nghiên cứu KHCN, đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, ĐH Quốc gia TP.HCM đã trở thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ từng bước chuẩn hóa và hội nhập với khu vực và thế giới…
“Chúng ta coi con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực, động lực quan trọng của sự phát triển. Tất cả chính sách đều xuất phát từ con người và phục vụ con người”- Thủ tướng nói.
Thủ tướng nhấn mạnh, để tạo động lực tăng trưởng mới, cần khuyến khích tư duy sáng tạo và đổi mới, tạo ra môi trường thúc đẩy việc thử nghiệm ý tưởng mới, khám phá phương pháp tiếp cận khác nhau và khuyến khích tinh thần sáng tạo.
Mặt khác, theo Thủ tướng, cần chú trọng khai thác công nghệ 4.0, sử dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, cải tiến quy trình làm việc và tạo ra mô hình kinh doanh sáng tạo là cách để tạo ra động lực tăng trưởng mới, hướng tới kinh tế xanh, phát triển bền vững.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang phấn đấu đào tạo được 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chip bán dẫn trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030.
Thủ tướng đề nghị, các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có ĐH Quốc gia TP. HCM, phải phát huy vai trò trong tìm kiếm nhân tài, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Thủ tướng đề nghị ĐH Quốc gia TP.HCM cần sớm hoàn thiện đề án để đến năm 2030, nằm trong nhóm 100 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á, góp phần quan trọng trong kiến tạo động lực tăng trưởng mới nhanh và bền vững cho vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
Ông lưu ý, ĐH Quốc gia TP.HCM phải đẩy mạnh tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, sinh viên, học viên chương trình tài năng các ngành khoa học cơ bản, thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản; Chú trọng thu hút, trọng dụng và phát triển đội ngũ các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành.
Đại học này cần tập trung xây dựng và triển khai chương trình đào tạo, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Công nghệ bán dẫn, Công nghệ sinh học, Chuyển đổi số và Trí tuệ nhân tạo thuộc nhóm hàng đầu châu Á; Phát triển Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, kết nối với Vùng và khu vực châu Á; Phát triển nguồn lực tài chính bền vững và xây dựng Khu đô thị ĐH Quốc gia TP.HCM xanh, hiện đại và bản sắc.
Đối với sinh viên, Thủ tướng kỳ vọng: “Các bạn là chủ nhân tương lai của đất nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà… nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”. Với khát vọng và nhiệt huyết cống hiến, các bạn cần phát huy mạnh mẽ truyền thống tiên phong trong học tập, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.
Theo Thủ tướng, tuổi trẻ là phải dấn thân, trải nghiệm và cống hiến, do vậy học sinh, sinh viên cần tích cực tham gia vào hoạt động xã hội và tình nguyện; tham gia vào dự án và chương trình liên quan đến phát triển cộng đồng.
Thủ tướng tin tưởng những đam mê, ước mơ, hoài bão, khát vọng của tuổi trẻ sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng, chắp cánh và trở thành hiện thực, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng hùng cường.
Lễ khai khóa Đại học Quốc gia TP.HCM lần đầu tiên được tổ chức năm 2012. Mỗi năm, ĐH này sẽ lựa chọn một chủ đề và được truyền cảm hứng với diễn giả là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, địa phương. Sau hơn 10 năm tổ chức, Lễ Khai khóa đã trở thành hoạt động truyền thống ý nghĩa, tự hào với học sinh, sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM." alt=""/>Thủ tướng: Chú trọng thu hút, trọng dụng nhà khoa học trẻ xuất sắc- Giáo sư đánh giá thế nào về quá trình chuyển đổi xanh trong lĩnh vực giao thông trên toàn cầu?
Chúng ta đang được chứng kiến những đổi mới công nghệ diễn ra rất nhanh chóng. Các phát minh hiện nay đang giúp nỗ lực giảm phát thải đạt hiệu quả cao hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể vội mừng, vì vẫn còn nhiều quốc gia chưa khẩn trương triển khai các kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu: cắt giảm tối thiểu 90% khí thải nhà kính cho đến năm 2050. Tất cả các quốc gia đã và đang phát triển cần tăng cường việc sử dụng phương tiện công cộng một cách hiệu quả hơn. Các quốc gia cũng cần đẩy nhanh xu hướng điện hóa để xe điện trở thành “một bình thường mới”, và pin cùng tấm năng lượng mặt trời cần đạt mức tái chế cao hơn.
- Theo giáo sư, đâu là những thách thức quan trọng về mặt kỹ thuật khi triển khai các công nghệ bền vững mới cũng như điện hóa giao thông, đặc biệt ở các khu vực đang phát triển như Đông Nam Á?
Tôi nghĩ vấn đề không hẳn ở khía cạnh công nghệ. Biến đổi khí hậu và các hiện tượng khí hậu cực đoan hiện nay không còn liên quan đến công nghệ nữa. Vấn đề là chúng ta chưa thúc đẩy đủ nhanh nỗ lực phi carbon hóa hệ thống năng lượng. Và nguyên nhân nằm ở các yếu tố chính sách và xã hội nhiều hơn.
Theo quan sát của tôi, các công nghệ về năng lượng mặt trời, điện gió, địa nhiệt... đang phát triển rất nhanh, nhưng tốc độ này chưa đi đôi ở phương diện triển khai và áp dụng vào thực tế. Đó mới là thách thức, và vấn đề là cần đưa nỗ lực phi carbon hóa trở thành cốt lõi của nền kinh tế hiện nay, chứ không chỉ là công nghệ đang tiến triển tới đâu.
Giải thưởng tôn vinh những người tiên phong trong đổi mới sáng tạo
- Ông đánh giá thế nào về những nỗ lực và tiến bộ trong chuyển đổi sang năng lượng bền vững và giao thông xanh ở khu vực Đông Nam Á?
Chắc chắn, Châu Á đang có những bước tiến ấn tượng khi hầu hết các quốc gia đang tăng cường phát triển các ngành công nghiệp năng lượng sạch. Việc các Tập đoàn như Vingroup đầu tư quyết liệt vào các phương tiện chạy điện đã gây tiếng vang lớn. Một tín hiệu tích cực khác là nỗ lực tăng cường xe máy điện ở Indonesia.
Nhưng đồng thời chúng ta vẫn thấy sự mở rộng của những ngành gây ô nhiễm. Việc thay thế nguồn năng lượng hóa thạch bằng năng lượng sạch vẫn chưa đáng kể. Ở khía cạnh này, không chỉ Đông Nam Á, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chưa giải quyết được triệt để vấn đề. Nhìn chung, để loại bỏ những nguồn năng lượng là tác nhân ô nhiễm đòi hỏi những chính sách mạnh mẽ.
- Vậy, giáo sư trông đợi điều gì khi đến Việt Nam tham dự và trình bày tại Tọa đàm do Quỹ VinFuture tổ chức sắp tới đây?
Hiển nhiên, những sự kiện quan trọng như vậy, và rộng hơn là Giải thưởng VinFuture, cho thấy tất cả chúng ta đều đề cao đổi mới sáng tạo và những người đi đầu trong nỗ lực này. Nhưng điều tôi đặc biệt hy vọng là chúng ta sẽ cùng nhìn nhận rằng các phát minh, sáng kiến công nghệ giúp thay đổi thế giới không chỉ khởi nguồn từ những nước giàu mà hoàn toàn có thể đến từ các quốc gia đang phát triển.
Không những thế, khi được khai sinh từ những khu vực đang phải đối mặt với các thách thức gay gắt nhất, các phát minh này có thể chú trọng nhiều hơn vào việc phát triển nguồn năng lượng sạch và những giải pháp xanh. Với tầm ảnh hưởng toàn cầu, VinFuture không chỉ thu hút sự chú ý của thế giới dành cho các vấn đề cấp bách đó mà còn tập hợp được trí tuệ của nhân loại để tìm kiếm lời giải cho các bài toán chung. Qua đó, giải thưởng sẽ góp phần tạo ra sự thay đổi tích cực, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam cũng như các nước đang phát triển.
Tọa đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh” · Thời gian: 9h - 10h15 - Ngày: 19/12/2023 · Địa điểm: Trung tâm Hội nghị quốc tế Almaz, Khu đô thị Vinhomes Riverside, Long Biên, Hà Nội · Đăng ký tham dự tại https://forms.gle/RwCWyp4cUfbEQUBe9 Chủ tọa: GS. Soumitra Dutta, Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Saïd, Đại học Oxford (Vương quốc Anh) Diễn giả: Ông Akihisa Kakimoto,Thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, nguyên Giám đốc Công nghệ tại Tập đoàn hóa chất Mitsubishi (Nhật Bản) GS. Daniel Kammen, Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giáo sư James & Katherine Lau về Phát triển bền vững tại Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ) GS. Kostya S. Novoselov, Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giáo sư Thế Kỷ Tan Chin Tuan tại Đại học Quốc gia Singapore, Chủ nhân Giải Nobel Vật lý năm 2010 GS. Nguyễn Thục Quyên,Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Trung tâm Polyme và Chất rắn Hữu cơ (CPOS) và Giáo sư Khoa Hóa học & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara, Hoa Kỳ. |
Thế Định
" alt=""/>GS. Daniel Kammen: ‘VinFuture nâng vị thế các nước đang phát triển’